Bệnh khô mắt: Góc nhìn bác sĩ?

Bệnh khô mắt, trong một số trường hợp, có thể phức tạp hơn bạn tưởng đấy. Mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng thì không phải lúc nào cũng đồng nhất. Làm thế nào để khắc phục bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị được các bác sĩ nhãn khoa khuyến nghị nhé.

Những phương pháp trị khô mắt được bác sĩ nhãn khoa khuyến nghị

1. Thuốc cấp ẩm mắt không chất bảo quản: Còn được gọi là thuốc nhỏ mắt không chất bảo quản. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn thậm chí không cần phải lo về tác dụng phụ của các loại hóa chất lạ.

2. Tinh dầu tràm trà: Phương pháp này phù hợp nếu bạn bị viêm do demodex (một loại ký sinh trùng). Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ và không tự sử dụng ở nhà mà không có hướng dẫn.

3. Giữ nước mắt: Bác sĩ có thể phẫu thuật bịt đầu tuyến lệ để ngăn nước mắt thoát đi. Một cách khác để giữ nước mắt là đeo kính giữ ẩm. Giải pháp này thường hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp khác.

4. Điều trị khi ngủ: Một số loại thuốc bôi hoặc kính giữ ẩm có thể được sử dụng như một lớp bảo vệ để giúp mắt bạn thoải mái hơn khi ngủ.

5. Tác động nhiệt: Những bài tập như úp tay lên mắt có thể làm ấm mắt bạn và làm giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể phải sử dụng một thiết bị theo chỉ định để kích thích hoạt động của tuyến nhử mắt và giúp mắt bạn tiết ra nhiều nước mắt hơn.

6. Liệu pháp ánh sáng: Bác sĩ có thể sử dụng một loại máy đặc biệt để chiếu tia hồng ngoại lên mắt. Phương pháp này có phần tương tự như phương pháp tác động nhiệt và có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng của tuyến nhử mắt.

7. Thuốc kê đơn để kiểm soát bệnh khô mắt:
Bệnh khô mắt thường được điều trị hoặc giảm nhẹ triệu chứng bằng ba loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh bề mặt: Các loại thuốc kháng sinh theo đơn sẽ rất hữu hiệu nếu bạn bị khô mắt kèm với nhiễm trùng. Đôi khi, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh/steroid để kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm bề mặt: Steroid và cyclosporine là hai lựa chọn phổ biến nhất để kiểm soát triệu chứng viêm ở người bị khô mắt. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc secretagogue bề mặt: Dung dịch này có thể kích thích mắt sản sinh thêm nhiều nước mắt, bổ sung mucin cho màng nước mắt và giữ cho màng này ổn định.

8. Huyết thanh tự thân/dị nguyên Loại thuốc nhỏ mắt này có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt (vitamin, protein, v.v.) để giúp duy trì và làm lành bề mặt mắt.

9. Kính áp tròng trị liệu Các loại kính áp tròng thông thường đôi khi chính là nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng trị liệu có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tình trạng nước bốc hơi quá nhiều. Bạn cần được bác sĩ nhãn khoa hỗ trợ lựa chọn loại kính áp tròng phù hợp với điều kiện bệnh của mình.

10. Ghép màng ối: Một lớp màng mỏng nhân tạo sẽ được đặt vào mắt bạn để bảo vệ bề mặt và phần nào thay thế cho màng nước mắt đang không ổn định.

11. Phẫu thuật: Nếu bệnh khô mắt nghiêm trọng hơn bình thường, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp phẫu thuật. Đây là phương pháp tối hậu trong điều trị bệnh khô mắt.

Nhìn chung, việc giữ cho màng nước mắt ổn định và khỏe mạnh là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị bệnh khô mắt. Tuyệt đối không tự điều trị bằng những phương pháp "đồn thổi", "dân gian" mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Tài liệu tham khảo
  1. Jones L, et al. TFOS DEWS II Management and Therapy Report [Báo cáo quản lý và trị liệu TFOS DEWS II]. The Ocular Surface. 2017:580-634