Bệnh tự miễn dịch và bệnh khô mắt
Hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại bệnh tật và nhiễm trùng bằng cách tấn công vi khuẩn và vi rút có hại. Tình trạng tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch bằng cách nào đó xác định nhầm các bộ phận cơ thể cụ thể, chẳng hạn như da, tuyến giáp hoặc khớp, là tác nhân lạ. Do đó, nó tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh gây viêm, và trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến khô mắt mãn tính.1
Có khoảng 100 loại bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta.2 Bệnh tự miễn khó chẩn đoán vì một số bệnh lý và tình trạng sinh lý khác có thể biểu hiện các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như mệt mỏi, đau khớp, phát ban trên da, đau bụng, sốt tái phát. Những triệu chứng này có thể tăng lên tạm thời trong thời gian bệnh bùng phát, sau đó cải thiện hoặc biến mất một thời gian.3
Các rối loạn tự miễn được báo cáo có liên quan đến bệnh khô mắt bao gồm đái tháo đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Grave, hội chứng Sjögren, viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh nhược cơ.4
Đái tháo đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin. Bệnh này thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên, đó là lý do tại sao trước đây nó được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên.
Những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 rất dễ bị rối loạn chức năng tuyến meibomian.5 Tuyến Meibomian là tuyến sản xuất chất nhờn tạo thành lớp ngoài của phim nước mắt, ngăn nước mắt bay hơi quá nhanh. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ mắc bệnh tiểu đường tự miễn có tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng khô mắt cao hơn, trước khi các biến chứng chuyển hóa được dự đoán xuất hiện.6 Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm có thể giảm các triệu chứng do bệnh lý thần kinh giác mạc do tiểu đường, một tình trạng làm giảm độ nhạy cảm của bề mặt nhãn cầu. 7, 8 Vì vậy, cần phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng, ngay cả khi có rất ít hoặc không có triệu chứng nào.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mãn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp. Biến chứng liên quan đến mắt thường gặp nhất của viêm khớp dạng thấp là khô mắt và đây là rối loạn tự miễn phổ biến nhất có liên quan đến khô mắt.9
Những người bị viêm khớp dạng thấp trong một thời gian dài có nhiều khả năng bị khô mắt nghiêm trọng hơn so với những người mới mắc bệnh này. Mức độ nghiêm trọng của khô mắt không liên quan đến mức độ hoạt động của viêm khớp dạng thấp mà liên quan đến thời gian bệnh. Ngay cả những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nhẹ cũng có thể bị khô mắt, vì vậy những người bị viêm khớp dạng thấp phải luôn được đánh giá tình trạng khô mắt bất kể mức độ hoạt động của viêm khớp dạng thấp.10
Bệnh vảy nến/viêm khớp vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn mãn tính, kích thích da tăng tốc độ chu kỳ phát triển tế bào, dẫn đến hình thành các mảng vảy đỏ nổi trên da. Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp đi kèm với bệnh vảy nến.11
Các triệu chứng khô mắt thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 19% người mắc bệnh vảy nến phát triển các biểu hiện ở mắt và một trong những nguyên nhân gây khô mắt ở bệnh nhân vảy nến là do teo và rối loạn chức năng của các tuyến tiết dầu ở mắt.12
Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là một tình trạng viêm kéo dài có thể ảnh hưởng đến da, khớp, thận, tế bào máu và hệ thần kinh. Bệnh có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau và có thể tiến triển với tốc độ khác nhau, từ chậm và từ từ đến nhanh đột ngột và nghiêm trọng.13
Hiện nay, người ta chấp nhận rộng rãi rằng hội chứng khô mắt ở những người mắc Lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu là do hội chứng Sjögren thứ phát. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hội chứng khô mắt và hội chứng Sjögren thứ phát có thể là những tình trạng độc lập ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch. 14 Các triệu chứng thường nhẹ và có thể bao gồm kích ứng và đỏ mắt, nhưng trong một số trường hợp có thể bị đau nặng và mất thị lực.
Bệnh Graves và viêm tuyến giáp Hashimoto
Bệnh Graves và viêm tuyến giáp Hashimoto là hai loại bệnh về tuyến giáp. Trong bệnh Graves, có sự sản xuất quá mức các hormone tuyến giáp, khi mắc bệnh Graves người bệnh có nhiều khả năng gặp các vấn đề về mắt hơn, mặc dù những người mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto cũng có thể phát triển các triệu chứng về mắt.15
Trong trường hợp bệnh Graves, cùng với tình trạng viêm cơ và các mô khác xung quanh mắt, mí mắt có thể kéo về phía sau nhiều hơn bình thường, khiến mắt bị lồi. Những tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc nhắm mắt hoàn toàn, khiến độ phim nước mắt bốc hơi nhanh chóng. Bệnh Graves thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, nhưng đôi khi một mắt có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn mắt kia.16
Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjögren là một rối loạn ảnh hưởng đến các vùng cơ thể chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng như nước mắt và nước bọt. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến khô mắt và miệng. Tình trạng này thường xảy ra cùng với các rối loạn tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.17
Viêm tuyến chịu trách nhiệm sản xuất nước mắt có thể làm giảm lượng nước mắt và độ ổn định của màng phim nước mắt, dẫn đến phát triển bệnh khô mắt.18
Bệnh nhược cơ
Bệnh nhược cơ là một tình trạng tự miễn dịch dẫn đến sự phá hủy sự giao tiếp giữa dây thần kinh và cơ, gây ra tình trạng yếu cơ xương.
Bệnh nhược cơ cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ chịu trách nhiệm kiểm soát mắt, dẫn đến suy giảm thị lực. Khi bệnh nhược cơ ảnh hưởng đến cơ mắt, nó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như sụp mi, nhìn đôi, khô mắt hoặc khó tập trung.
Những triệu chứng này có xu hướng trầm trọng hơn vào cuối ngày. Bệnh khô mắt có thể phát triển ở 21% số bệnh nhân do không thể nhắm mắt hoàn toàn và giảm chớp mắt do các cơ ở mí mắt bị suy yếu.19, 20
Các phương pháp điều trị khô mắt khi đối mặt với bệnh tự miễn là gì?
Đôi khi các phương pháp điều trị bệnh tự miễn cũng giúp ích cho tình trạng khô mắt. Bệnh nhân cần các phương pháp điều trị riêng biệt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khoẻ nền của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị khả thi bao gồm:21
Cần nhanh chóng tìm kiếm lời khuyên y tế nếu đang mắc bệnh tự miễn và gặp phải các triệu chứng khô mắt dai dẳng.
- Autoimmune Diseases. Medline Plus. https://medlineplus.gov/autoimmunediseases.html (accessed 2023-02-28).
- Autoimmune Disease Basics. Global Autoimmune Institute. https://www.autoimmuneinstitute.org/autoimmune-disease-basics/ (accessed 2023- 02-28).
- Dry Eyes With Immune Disorders. WebMD. https://www.webmd.com/eyehealth/dry-eyes-immune-system-disorders (accessed 2023-02-28).
- What Causes Concurrent Dry Eyes and Dry Mouth? Healthline. https://www.healthline.com/health/dry-eyes-and-mouth (accessed 2023-02-28).
- Arunachalam, C. and Shamsheer R.P.. A clinical study of meibomian gland dysfunction in patients with diabetes. Middle East African Journal of Ophthalmology 2015;22(4): 462–466.
- Akinci, A., et al. Dry Eye Syndrome in Diabetic Children. European Journal of Ophthalmology 2018;17(6):873-878.
- Guzel, B., et al. Diabetic corneal neuropathy: clinical perspectives. Clinical Ophthalmology 2018;12:981-987.
- Zhang, X., et al. Dry Eye Syndrome in Patients with Diabetes Mellitus: Prevalence, Etiology, and Clinical Characteristics. Journal of Ophthalmology 2016;2016:1-7.
- Evren Kemer, O. Dry Eye in Rheumatoid Arthritis. International Ophthalmology Clinics. 2017;57(2):89-99.
- Abd-Allah, N.M., et al. Dry eye in rheumatoid arthritis: relation to disease activity. Immunological Medicine. 2020;43(2):92-97.
- Her, Y., et al. Dry eye and tear film functions in patients with psoriasis. Japanese Journal of Ophthalmology. 2013;57(4):341-346.
- Taheri, A.R., et al. The study of dry eye and meibomian glands in psoriasis. European Journal of Ophthalmology. 2021;32(2): 853-858.
- Systemic Lupus Erythematosus (SLE). Medscape. https://emedicine.medscape.com/article/332244-overview (accessed 2023-02-28).
- Chen, A., et al. Severity of dry eye syndrome is related to anti-dsDNA autoantibody in systemic lupus erythematosus patients without secondary Sjogren syndrome. Medicine. 2016;95(28):e4218.
- Kan, E., et al. Presence of Dry Eye in Patients with Hashimoto's Thyroiditis. Journal of Ophthalmology. 2014;2014:754923.
- Graves' Eye Disease. National Eye Institute. https://www.nei.nih.gov/learn-abouteye-health/eye-conditions-and-diseases/graves-eye-disease (accessed 2023-02-28).
- What you need to know about Sjogren's Syndrome. Lupus Foundation of America. https://www.lupus.org/resources/what-you-need-to-know-about-sjogrens-syndrome (accessed 2023-02-28).
- Dry Eye. Sjögren's foundation. https://sjogrens.org/understandingsjogrens/symptoms/dry-eye (accessed 2023-02-28).
- Roh, H.S., et al. Comparison of Clinical Manifestations between Patients with Ocular Myasthenia Gravis and Generalized Myasthenia Gravis. Korean Journal of Ophthalmology. 2011;25(1):1-7.
- Maintaining Eye Health with Myasthenia Gravis. Myasthenia-Gravis.com. https://myasthenia-gravis.com/clinical/eye-health (accessed 2023-02-28).
- Dry Eye - Diagnosis and treatment. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/diagnosis-treatment/drc20371869 (accessed 2023-02-28).