Câu hỏi thường gặp

Các triệu chứng của bệnh khô mắt là gì?
Trả lời:

Các triệu chứng của bệnh khô mắt có thể bao gồm ngứa mắt, cay mắt, nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt, mờ mắt, v.v. Bên cạnh những triệu chứng này, bệnh khô mắt còn có thể khiến bề mặt mắt bị viêm.

Tại sao mắt tôi lại bị cay?
Trả lời:

Mắt bạn cần có đủ nước mắt để duy trì trạng thái khỏe mạnh và thoải mái; do đó, bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng của màng nước mắt đều có thể tạo ra những vết khô trên bề mặt mắt và gây khó chịu cho mắt:1,6

Không đủ nước mắt:

  • Tuổi tác, hormone, một số vấn đề về sức khỏe (tiểu đường, hội chứng Sjogren, v.v.), một số loại thuốc (thuốc cao huyết áp, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm), phẫu thuật mắt, tuyến lệ bị tổn thương

Nước mắt bốc hơi quá nhanh:

  • Gió, khói hoặc không khí khô, mắt chớp ít hơn bình thường

Rối loạn tuyến dầu trong mí mắt

Có phải ai cũng bị khô mắt không?
Trả lời:

Không phải ai cũng mắc bệnh khô mắt. Bệnh này ảnh hưởng khoảng 6,5 đến 12% dân số của Singapore. Tuổi càng cao, chất và lượng nước mắt càng suy giảm, dẫn đến nguy cơ bị khô mắt cũng cao hơn.7

Bệnh khô mắt có chữa được không?
Trả lời:

Nhìn chung, đây là bệnh mãn tính. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh có thể được trị tận gốc, chẳng hạn như ngưng dùng một số loại thuốc nhất định, thay kính áp tròng thường xuyên hơn, v.v. Nhưng trong đa số trường hợp thì bạn sẽ phải sống chung với nó thôi.1-2

Bệnh khô mắt có gây ra hiện tượng thị lực bất ổn không?
Trả lời:

Nếu thị lực của bạn mỗi ngày một khác, nhất là mắt bạn lại còn cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy, thì rất có thể bạn đang bị khô mắt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bề mặt mắt của bạn có thể thay đổi và bạn có thể mất dần thị lực. Do đó, hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn có lo ngại.1-2

Nước mắt nhân tạo có an toàn không?
Trả lời:

Nước mắt nhân tạo là giải pháp sinh lý tạo ra lớp polymer giữ lại nước trên bề mặt mắt. Nó có thể giúp cải thiện cả mặt chất và lượng của nước mắt. Nước mắt nhân tạo hoàn toàn an toàn khi không chứa chất bảo quản và được sử dụng đúng cách. Xin lưu ý rằng nước mắt nhân tạo chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng tạm thời chứ không điều trị dứt điểm được bệnh. Vui lòng đi khám mắt nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc tiếp diễn.1-3

Tôi nên nhỏ nước mắt nhân tạo bao lâu một lần?
Trả lời:

Đối với sản phẩm đóng lọ có chứa chất bảo quản, bạn có thể sử dụng 4-6 lần một ngày. Đối với sản phẩm sử dụng một lần, không chứa chất bảo quản, bạn có thể sử dụng tối đa 10 lần một ngày. Tuyệt đối không lạm dụng quá số lần cho phép. Hãy tuân thủ đúng liều lượng mà nhà sản xuất quy định.1-3

Tại sao các thiết bị kỹ thuật số lại khiến mắt tôi bị khô?
Trả lời:

Mối quan hệ giữa việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số và bệnh khô mắt đã được xác định từ lâu. Màng nước mắt bảo vệ mắt sẽ được củng cố theo mỗi lần chớp mắt, nhưng khi nhìn vào màn hình, bạn thường có xu hướng chớp mắt ít hơn và không trọn vẹn. Do đó, màng nước mắt trở nên bất ổn và dễ rách, từ đó khiến mắt bị khô. Hãy hạn chế sử dụng các thiết bị có màn hình trước khi quá muộn!1-2, 8

Làm thế nào để chọn thuốc nhỏ mắt phù hợp khi mắc bệnh khô mắt?
Trả lời:
  • Nếu bị khô mắt, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa các phân tử giữ nước như sodium hyaluronate. Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc giúp gia tăng lượng nước mắt.1-3
  • Nếu mắt bạn bị khô và đi kèm với các dấu hiệu khó chịu khác (ngứa, đỏ), bạn có thể cần sử dụng sản phẩm chống viêm/thông mũi. Vui lòng tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt này.1-3
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào khác.1-3
  • Đi khám ngay nếu vấn đề của bạn vẫn tiếp diễn hoặc trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc nhỏ mắt.1-3
Tôi nên làm gì nếu nghi rằng mình mắc bệnh khô mắt?
Trả lời:

Nếu nghi rằng mình mắc bệnh khô mắt, hãy đi khám mắt để được kiểm tra.

Tài liệu tham khảo
  1. Suvarna P. Phadatare, et al. A Comprehensive Review on Dry Eye Disease: Diagnosis, Medical Management, Recent Developments, and Future Challenges [Nghiên cứu đánh giá toàn diện về bệnh khô mắt: Chẩn đoán, quản lý y tế, thành tựu gần đây và thách thức tương lai]. Advances in Pharmaceutics. http://dx.doi.org/10.1155/2015/704946
  2. Dry eyes [Mắt khô]. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.
  3. Sự thật về bệnh khô mắt. National Eye Institute (Viện Mắt Quốc gia). https://nei.nih.gov/health/dryeye/dryeye. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.
  4. C Stephen Foster. Dry Eye Disease (Keratoconjunctivitis Sicca) [Bệnh khô mắt (Keratoconjunctivitis Sicc)]. Medscape. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.
  5. Li DQ1, Chen Z, Song XJ, Luo L, Pflugfelder SC. Stimulation of matrix metalloproteinases by hyperosmolarity via a JNK pathway in human corneal epithelial cells [Kích thích hoạt động tiết ra họ matrix metalloproteinas bằng cách gia tăng áp lực thẩm thấu qua đường JNK trong tế bào biểu mô giác mạc của con người]. Invest Ophthalmol Vis Sci. 12/2004;45(12):4302-11. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=15557436
  6. The definition and classification of dry eye disease: report of the Definition and Classification Subcommittee of the International Dry Eye WorkShop (2007) [Định nghĩa và phân loại các chứng bệnh khô mắt: báo cáo của Tiểu ban Định nghĩa và Phân loại Hội thảo Khô mắt Quốc tế (2007)]. Ocul Surf. 04/2007;5(2):75-92. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=17508116
  7. Tan LL, Morgan P, Cai ZQ, Straughan RA. Prevalence of and risk factors for symptomatic dry eye disease in Singapore [Sự gia tăng trong số ca bệnh khô mắt có triệu chứng và các yếu tố rủi ro của bệnh này tại Singapore]. Clin Exp Optom. 01/2015;98(1):45-53. doi: 10.1111/cxo.12210. Epub 30/09/2014. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25269444
  8. Protect Your Eyes From Too Much Screen Time [Không cho mắt nhìn vào màn hình quá lâu để bảo vệ mắt]. American Academy of Ophthalmology 2019. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.