Những điều cần biết về kính áp tròng

18/01/2019

Đổi màu mắt, khắc phục các tật ở mắt, v.v. – kính áp tròng cho phép bạn sống sự tin mà không cần lo nghĩ đến việc phải đeo cặp kính to sụ. Tuy nhiên, để sử dụng tốt những chiếc kính nhựa mảnh mai, nhỏ xinh này, bạn cần biết một số điều cơ bản.

Những tác động không tốt của kính áp tròng đến đôi mắt

Kính áp tròng phân màng nước mắt ra thành hai lớp. Do đó, màng nước mắt của bạn sẽ mỏng hơn và dễ bị rách, dẫn đến việc mí mắt, kính áp tròng và bề mặt mắt dễ ma sát với nhau hơn. Sự ma sát này có thể khiến bề mặt mắt bị viêm và tổn thương, đồng thời khiến màng nước mắt không còn ổn định nữa. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khô mắt, ngứa mắt và cộm mắt.1-4

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản đã hé lộ rằng người đeo kính áp tròng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng khô mắt cao gấp 4 lần so với người không đeo kính áp tròng.5

Tài liệu tham khảo
  1. Muntz, Alex et al. Tear exchange and contact lenses: a review [Sự dồi dào của nước mắt và kính áp tròng: nghiên cứu đánh giá]. Journal of optometry vol. 8,1 (2015): 2-11. doi:10.1016/j.optom.2014.12.001. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4314619/
  2. Nichols J.J., King-Smith P.E. The impact of hydrogel lens settling on the thickness of the tears and contact lens [Tác động của kính áp tròng hydrogel đối với độ dày của màng nước mắt và kính áp tròng]. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2004;45:2549–2554. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15277476
  3. Nichols J.J., Mitchell G.L., King-Smith P.E. Thinning rate of the precorneal and prelens tear films [Độ mỏng của màng nước mắt trước giác mạng và trước kính áp tròng]. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2005;46:2353–2361. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15980222
  4. Keir N., Jones L. Wettability and silicone hydrogel lenses: a review [Khả năng làm ẩm và kính áp tròng silicone hydrogel: nghiên cứu đánh giá]. Eye Contact Lens. 2013;39:100–108. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23274760
  5. Uchino M, Schaumberg DA, Dogru M, et al. Prevalence of dry eye disease among Japanese visual display terminal users [Sự gia tăng của bệnh khô mắt ở những người dùng máy vi tính tại Nhật]. Ophthalmology. 2008; 115: 1982–1988. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18708259

Tiếp theo là nguy cơ nhiễm trùng. Mỗi lần bạn chạm vào kính áp tròng là một lần vi trùng xâm nhập sang kính của bạn. Do đó, nếu bạn không giữ gìn kính áp tròng cẩn thận hoặc đeo lâu hơn thời gian khuyến nghị thì kính của bạn sẽ không khác gì một ổ vi khuẩn. Và ai biết trong số đó có bao nhiêu vi khuẩn nguy hiểm? Chắc bạn cũng có thể tưởng tượng ra được những nguy cơ khi để những con vi khuẩn đó tiếp xúc với bề mặt mắt mỏng manh của bạn hằng ngày.

Một số cách giữ đôi mắt luôn khỏe mạnh

May thay, hầu hết các vấn đề với kính áp tròng đều có thể phòng ngừa được. Dưới đây là một số cách để giữ gìn một đôi mắt an toàn và khỏe mạnh khi sử dụng kính áp tròng:1,2

1. Rửa tay trước khi chạm vào kính áp tròng.

2. Khi đeo kính áp tròng, tránh tắm vòi hoặc tắm bồn.

3. Tuyệt đối không dùng lại hay “đổ thêm” dung dịch vệ sinh kính áp tròng. Đừng quên vệ sinh cẩn thận và thay hộp đựng kính áp tròng định kỳ.

4. Thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt, kể cả khi mắt không cảm thấy khô.

5. Để mắt được thông thoáng bằng cách tháo kính áp tròng ra khoảng vài giờ mỗi ngày.

6. Đi khám ngay nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng mắt: mắt đỏ, mắt đột ngột nhòe đi, mắt bị đau hoặc khó chịu ngay cả khi đã tháo kính áp tròng, v.v.

Tài liệu tham khảo
  1. Kierstan Boyd. Cách giữ gìn kính áp tròng. American Academy of Ophthalmology 2019. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.
  2. Healthy Contact Lens Wear [Cách đeo kính áp tròng an toàn]. CDC. Lần truy cập gần nhất: 25/08/2019.

Cuối cùng, đừng quên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của kính áp tròng. Kính áp tròng hoàn toàn an toàn nếu bạn biết cách đeo và giữ gìn cẩn thận.