Cách phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ

Theo Bác sĩ Tsiang Ung – Bác sĩ hội chẩn nhãn khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật đục thủy tinh thể
4/4/2022

"Bác sĩ ơi, con tôi chớp mắt nhiều lắm và mắt cháu cũng đau nữa." Đây là một trong những trăn trở mà tôi thường gặp nhất khi khám bệnh. Khi nào thì phụ huynh nên lo lắng?

Bệnh khô mắt thường không được coi trọng đúng mức ở trẻ em. Điều này là bởi trẻ em, đặc biệt các em nhỏ tuổi hơn, thường không biết diễn đạt tình trạng của mình. Bệnh khô mắt có thể khiến mắt của trẻ không được thoải mái và đôi khi bị mờ.  

Cách phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ
Bệnh khô mắt (DED) ở trẻ em

Nếu không được chữa trị, bệnh khô mắt có thể dẫn đến tình trạng thay đổi bề mặt mắt bất thường và bị loạn thị. Chứng loạn thị thường là do giác mạc có hình dạng bất thường và điều này tác động lên thị lực. Ở trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, tật loạn thị đôi khi hay bị nhầm với tật nhược thị. Do đó, trẻ em bị mắc bệnh khô mắt mãn tính cần được kiểm tra chi tiết để loại bỏ biến chứng này. 

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh khô mắt ở trẻ nhằm giúp phụ huynh trong việc phát hiện vấn đề.

Cách phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt ở trẻ em

1.    Thường xuyên chớp mắt 
2.    "Đau" mắt – trẻ em thường kêu là mình bị "đau" mắt, tức là thực tế mắt trẻ có thể không được thoải mái, bị sạn hoặc bị cộm
3.    "Đau đầu" – cảm giác nặng đầu hoặc có áp lực ở xung quanh mắt
4.    Nhạy cảm với ánh sáng – không thích ánh sáng mặt trời hoặc phòng có ánh sáng rực rỡ
5.    Dụi mắt 
6.    Mắt đỏ hoặc chảy nhiều nước mắt

Cách phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ Những nguyên nhân thường gặp

1.    Thiết bị điện tử – việc nhìn vào màn hình quá nhiều đang trở thành một trong những nhân tố chính gây bệnh khô mắt ở trẻ
2.    Dị ứng – ngày càng trở nên phổ biến đối với trẻ nhỏ. Trẻ thường bị sụt sịt mũi (viêm mũi dị ứng) và ngứa da (viêm da cơ địa) khi gặp tình trạng này 
3.    Bệnh liên quan đến tuyến nhử mắt/viêm bờ mi – thường bị bỏ qua hoặc chữa theo hướng viêm kết mạc dị ứng. Mí mắt của trẻ có thể nổi các u, cục nhỏ lặp đi lặp lại (như kiểu bị lẹo hoặc bị chắp)
4.    Nếp da thừa bẩm sinh hoặc lông mi mọc ngược – tình trạng thường gặp ở mí mắt và chủ yếu xuất hiện ở trẻ em châu Á. Những em bị tật này thường liên tục dụi mắt ở chỗ lông mi mọc ngược
5.    Sử dụng kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt không kê đơn có chứa chất bảo quản
6.    Các tình trạng hiếm hơn – bệnh tự miễn, suy dinh dưỡng nghiêm trọng

Cách phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ Các phương pháp phòng tránh và điều trị 

1.    Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử
2.    Xác định các nguyên nhân dị ứng
3.    Đi khám bác sĩ mắt để giải quyết những tình trạng mắt có thể chữa được như dị ứng, viêm bờ mi, nếp da thừa bẩm sinh, các vấn đề liên quan đến kính áp tròng

Bác sĩ Tsiang Ung
Bác sĩ hội chẩn nhãn khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật đục thủy tinh thể

ISEC Penang, 229G Jalan Burma, 10050 Georgetown, Penang, Malaysia
ISEC Healthcare Ltd.,101 Thomson Road, #09-04 United Square, Singapore 307591