Trầm cảm có phải là nguyên nhân gây khô mắt?

June 5th, 2024

Trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 280 triệu người trên thế giới, tương đương 3,8% dân số toàn cầu; con số này dự kiến sẽ còn tăng lên.1 Trầm cảm có thể làm giảm hiệu quả học tập, năng suất làm việc, chất lượng các mối quan hệ và giao tiếp xã hội, đồng thời làm xáo trộn mọi khía cạnh khác của cuộc sống. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm làm trầm trọng thêm các triệu chứng khô mắt; đồng thời, tình trạng khô mắt cũng có thể khiến người bệnh lo lắng, trầm cảm hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu kêu gọi các bác sĩ nhãn khoa chú ý hơn đến các bệnh nhân có nguy cơ rối loạn tâm thần khi điều trị bệnh khô mắt.

Trầm cảm là bệnh gi?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh. Nó có thể dẫn đến rất nhiều hệ quả trong cuộc sống hàng ngày, làm suy giảm đáng kể khả năng hoạt động ở trường, nơi làm việc hoặc khả năng xử lý các mối quan hệ xã hội và gia đình.1,2 Trong trường hợp xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, đây là nguyên nhân tử vong cao thứ tư ở độ tuổi 15-29 tuổi.1 

Dr-Tsiang-Ung-DED
Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô mắt (DED) ở người lớn

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô mắt ở người lớn

Trầm cảm cần được phân biệt với những dao động tâm trạng và cảm giác căng thẳng hoặc sợ hãi ngắn hạn mà một cá nhân đôi khi có thể trải qua trong cuộc sống. Một người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải chịu đựng các triệu chứng trong ít nhất hai tuần.3 Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thời gian. Chúng bao gồm tâm trạng chán nản, mất hứng thú, tụt năng lượng, cảm giác vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi không phù hợp, rối loạn giấc ngủ, kém tập trung và có ý nghĩ tự tử. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trầm cảm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh khô mắt.4,5 

Nhìn chung, các triệu chứng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đều giống nhau nhưng vẫn tồn tại một số khác biệt. Trẻ em có thể buồn bã, lo lắng, bám víu, nhẹ cân, đau đớn và không chịu đến trường. Thanh thiếu niên có thể cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh, vô dụng, bị hiểu lầm và cực kỳ nhạy cảm. Ngoài ra, các em có thể học kém ở trường, thường xuyên nghỉ học, sử dụng ma túy hoặc rượu, ăn hoặc ngủ nhiều, mất hứng thú với các hoạt động bình thường và tránh giao tiếp xã hội. Ở người lớn, trầm cảm thường không được chẩn đoán và điều trị, và nhóm người này thường ít tìm kiếm sự giúp đỡ. Các triệu chứng của họ bao gồm thay đổi tính cách và khó ghi nhớ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú tình dục, tránh các hoạt động xã hội và có ý nghĩ tự tử.6 

Trầm cảm có thể được chia thành nhiều loại:3

ic1Trầm cảm nặng
Các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn kéo dài ít nhất 2 năm.

ic2Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Less severe symptoms lasting for at least 2 years.

ic3Trầm cảm chu sinh
Một người phụ nữ bị trầm cảm nặng khi mang thai hoặc sau khi sinh con.

ic4Rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo các mùa, thường bắt đầu vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông và biến mất vào mùa xuân và mùa hè.

ic5Trầm cảm với các triệu chứng rối loạn tâm thần
Một dạng nghiêm trọng trong đó bệnh nhân bị ảo tưởng và ảo giác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học1,7

  • Các sự kiện căng thẳng: thất nghiệp, tang tóc, chấn thương.
  • Tính cách: thiếu tự tin, tự phê phán bản thân quá mức; những đặc điểm này có thể được thừa hưởng từ cha mẹ hoặc được hình thành qua quá trình sống.
  • Di truyền: nếu người thân từng bị trầm cảm trong quá khứ, người bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
  • Sinh con: những thay đổi về nội tiết tố, thể chất và trách nhiệm gia tăng có thể gây ra trầm cảm chu sinh.
  • Cô đơn: cắt đứt mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Rượu và ma túy: ảnh hưởng đến các chất hóa học của não, có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Tình trạng bệnh lý: các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh Parkinson và tiểu đường có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.8 Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng bệnh khô mắt có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.9,10

Trầm cảm có thể làm nặng thêm bệnh khô mắt

Rất nhiều nghiên cứu báo cáo rằng những bệnh nhân khô mắt từ trung bình đến nặng bị trầm cảm có các triệu chứng4,11,12 và dấu hiệu4 khô mắt nặng hơn so với những người không trầm cảm. Cơ chế đằng sau vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số lời giải thích:4

  • Trầm cảm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, bao gồm việc khiến bệnh nhân dành nhiều thời gian hơn để xem TV và sử dụng máy tính cũng như tăng thời gian tiếp xúc màn hình, khiến người bệnh có nguy cơ mắc khô mắt cao hơn.13
  • Những người bị trầm cảm có thể thay đổi mức độ nhạy cảm với đau, khiến họ có nhận thức khác với các triệu chứng của khô mắt.
  • Trầm cảm và khô mắt có thể có chung các yếu tố gây viêm. Một nghiên cứu đã tìm thấy các dấu chứng viêm ở những người bị trầm cảm và khô mắt so với nhóm đối chứng.14 Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các dấu chứng viêm giữa bệnh nhân khô mắt có hay không có trầm cảm.4
  • Thuốc chống trầm cảm có thể là một yếu tố nguy cơ của khô mắt, như được đề cập bởi nhiều nghiên cứu.15,16 Nhưng cũng có một bài báo không tìm thấy mối liên hệ nào giữa chúng.4

Điều trị khô mắt hiệu quả có liên quan đến cải thiện tình trạng trầm cảm

Khô mắt có thể tạo ra gánh nặng tâm lý đáng kể.9 Có thể giải thích là do khô mắt có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, từ đó có khả năng làm giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ trầm cảm.4 Điều trị hiệu quả khô mắt có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm và lo âu.9

Phòng ngừa và điều trị trầm cảm

Dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa khô mắt và trầm cảm, các nhà nghiên cứu khuyến nghị bác sĩ sàng lọc các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân mắc chứng khô mắt từ trung bình đến nặng. Điều này có thể giúp bệnh nhân tránh được những hậu quả nghiêm trọng của cả hai bệnh. Ngoài ra, trầm cảm có thể được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa trong một số trường hợp. Do đó, tốt hơn là nên hành động chống lại căn bệnh này:

ic6Giữ cho mình khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và không cô lập bản thân, hãy dành thời gian cho những người bạn yêu thương và quan tâm.

ic7Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu bạn gặp vấn đề và cảm thấy bế tắc, hãy tìm kiếm sự tư vấn hoặc trị liệu tâm lý.

ic8Sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp trị liệu
Nói chuyện với bác sĩ của bạn để xác định loại thuốc hoặc liệu pháp phù hợp. Nếu bạn bị trầm cảm nhẹ, các phương pháp điều trị thay thế như xoa bóp, châm cứu và thôi miên có thể giúp cải thiện sức khỏe. Trong những trường hợp khác, có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp kích thích não, có thể hữu ích cho những người bị trầm cảm nặng.

Tài liệu tham khảo
  1. Depression. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression (accessed 2022-09-27).
  2. World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates; WHO/MSD/MER/2017.2; World Health Organization, 2017.
  3. Depression. National Institute of Mental Health (NIMH). https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression (accessed 2022-09-27).
  4. Zhou, Y.; Murrough, J.; Yu, Y.; Roy, N.; Sayegh, R.; Asbell, P.; Maguire, M. G.; Ying, G.; DREAM Study Research Group. Association Between Depression and Severity of Dry Eye Symptoms, Signs, and Inflammatory Markers in the DREAM Study. JAMA Ophthalmol. 2022, 140 (4), 392. https://doi.org/10.1001/jamaophthalmol.2022.0140.
  5. Nepp, J. Depression as Ophthalmologic Problem in Dry Eye Syndromes. Invest. Ophthalmol. Vis. Sci. 2014, 55 (13), 1480.
  6. Depression (major depressive disorder) - Symptoms and causes. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/symptoms-causes/syc-20356007 (accessed 2022-09-26).
  7. Causes - Clinical depression. nhs.uk. https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/clinical-depression/causes/ (accessed 2022-09-28).
  8. Simon, G. E. Treating Depression in Patients with Chronic Disease. West. J. Med. 2001, 175 (5), 292–293.
  9. Bitar, M. S.; Olson, D. J.; Li, M.; Davis, R. M. The Correlation Between Dry Eyes, Anxiety and Depression: The Sicca, Anxiety and Depression Study. Cornea 2019, 38 (6), 684–689. https://doi.org/10.1097/ICO.0000000000001932.
  10. Wan, K. H.; Chen, L. J.; Young, A. L. Depression and Anxiety in Dry Eye Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Eye 2016, 30 (12), 1558–1567. https://doi.org/10.1038/eye.2016.186.
  11. Labbé, A.; Wang, Y. X.; Jie, Y.; Baudouin, C.; Jonas, J. B.; Xu, L. Dry Eye Disease, Dry Eye Symptoms and Depression: The Beijing Eye Study. Br. J. Ophthalmol. 2013, 97 (11), 1399–1403. https://doi.org/10.1136/bjophthalmol-2013-303838.
  12. Kim, K. W.; Han, S. B.; Han, E. R.; Woo, S. J.; Lee, J. J.; Yoon, J. C.; Hyon, J. Y. Association between Depression and Dry Eye Disease in an Elderly Population. Investig. Opthalmology Vis. Sci. 2011, 52 (11), 7954. https://doi.org/10.1167/iovs.11-8050.
  13. Madhav, K. C.; Sherchand, S. P.; Sherchan, S. Association between Screen Time and Depression among US Adults. Prev. Med. Rep. 2017, 8, 67–71. https://doi.org/10.1016/j.pmedr.2017.08.005.
  14. Mrugacz, M.; Ostrowska, L.; Bryl, A.; Szulc, A.; Zelazowska-Rutkowska, B.; Mrugacz, G. Pro-Inflammatory Cytokines Associated with Clinical Severity of Dry Eye Disease of Patients with Depression. Adv. Med. Sci. 2017, 62 (2), 338–344. https://doi.org/10.1016/j.advms.2017.03.003.
  15. The Dry Eye Assessment and Management Study Research Group. N−3 Fatty Acid Supplementation for the Treatment of Dry Eye Disease. N. Engl. J. Med. 2018, 378 (18), 1681–1690. https://doi.org/10.1056/NEJMoa1709691.
  16. Schaumberg, D. A. Prevalence of Dry Eye Disease Among US Men: Estimates From the Physicians’ Health Studies. Arch. Ophthalmol. 2009, 127 (6), 763. https://doi.org/10.1001/archophthalmol.2009.103.