Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến khô mắt như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến 10% - 30% người trưởng thành1 và 30% - 48% người cao tuổi2 trên toàn thế giới. Bệnh khô mắt (dry eye disease - DED) cũng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng, ảnh hưởng từ 4,4% đến 50% số người trên trung niên trên toàn cầu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.3 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây khô mắt.
Giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là nhu cầu quan trọng hàng ngày cần để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Một người cần ngủ bao lâu tùy thuộc vào độ tuổi. Nên ngủ 12-16 giờ đối với trẻ sơ sinh (4-12 tháng), 11-14 giờ đối với trẻ mới biết đi (1-2 tuổi), 10-13 giờ đối với trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi), 9-12 giờ giờ đối với trẻ em trong độ tuổi đi học (6-12 tuổi), 8-10 giờ đối với thanh thiếu niên (13-18 tuổi) và ít nhất 7 giờ đối với người lớn (trên 18 tuổi).4 Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt là điều cần thiết. Chất lượng giấc ngủ kém được biểu hiện qua giấc ngủ không yên, cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc, ngáy hoặc lấy hơi lên khi ngủ. Ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến chứng khô mắt10 cũng như nhiều bệnh mãn tính khác, cụ thể là trầm cảm, bệnh tim và tiểu đường tuýp 2.5
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ bao gồm bốn loại chính: 6-8
Mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Bệnh nhân mất ngủ khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy sớm vài giờ và không thể ngủ lại.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức và đôi khi do yếu cơ đột ngột được kích hoạt bởi cảm xúc mạnh mẽ hoặc cảm giác bất ngờ.
Hội chứng chân không yên (RLS)
RLS, còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom, thường liên quan đến những bất thường về dopamine. Nó đặc trưng bởi mong muốn di chuyển chân để giảm bớt cảm giác khó chịu khi ngồi hoặc nằm. Tình trạng này thường gây khó ngủ và làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng hơi thở bị gián đoạn nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng của nó bao gồm ngáy to, lấy hơi lên, thức dậy với cảm giác khô miệng, đau đầu vào buổi sáng, v.v..
Rối loạn giấc ngủ có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến khô mắt
Một số cơ chế tiềm ẩn đã được đề xuất để giải thích tại sao rối loạn giấc ngủ lại gây khô mắt, trong đó nguyên nhân chính được cho là do sự giảm tiết nước mắt và giảm sự ổn định phim nước mắt.9,10 Cụ thể, rối loạn giấc ngủ có thể:
Giảm nồng độ androgen, yếu tố kích thích hoạt động của tuyến lệ và tuyến meibomian. Nồng độ androgen giảm có thể làm nước mắt bốc hơi nhiều hơn, dẫn đến khô mắt.
Làm xáo trộn nhịp sinh học điều hòa sự tiết nước mắt, do đó làm gián đoạn hoạt động của nó.
Giảm hoạt động của hệ thần kinh điều khiển các hoạt động của cơ thể khi nghỉ ngơi bao gồm tiết nước mắt, dẫn đến lượng nước mắt tiết ra giảm nhanh chóng.
Khô mắt cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ
Mặc dù mối quan hệ nhân quả chưa được thiết lập rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng khô mắt có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.11,12 Rối loạn giấc ngủ bao gồm buồn ngủ ban ngày, mất ngủ và thời gian ngủ ngắn có liên quan đáng kể đến các triệu chứng khô mắt.13 Quan trọng hơn, thuốc nhỏ mắt có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở những bệnh nhân khô mắt mới được chẩn đoán, chứng tỏ rằng khô mắt có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Điều này có thể được giải thích bằng hai giả thuyết:
1. Bệnh nhân có thể bị kích thích vì các triệu chứng khô mắt như khó chịu ở mắt, mỏi mắt do mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
2. Sự giảm tiết nước mắt sẽ khiến các phân tử viêm và vi sinh vật gây viêm đọng lại trên bề mặt mắt, dẫn đến kích ứng mắt và khó ngủ.12
Cách cải thiện giấc ngủ và giảm khô mắt
Do mối quan hệ hai chiều nên việc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh khô mắt[1] sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngược lại. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn:
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: dành nhiều thời gian cho các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, máy tính, tivi có thể làm giảm tốc độ chớp mắt, dẫn đến mỏi mắt và khô mắt. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng gây khó ngủ.14 Vì vậy, hãy cất điện thoại và máy tính bảng của bạn đi, đồng thời tắt TV và máy tính xách tay.
- Tăng độ ẩm trong không khí: nếu phòng ngủ của bạn khô hanh, đặc biệt là vào mùa đông, hãy đặt máy tạo độ ẩm để giảm khô mắt khi thức dậy.
- Tháo kính áp tròng: trừ khi kính áp tròng của bạn được thiết kế để sử dụng vào ban đêm, hãy nhớ tháo chúng ra trước khi đi ngủ.
- Giữ ẩm cho mắt vào ban đêm: bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt, gel, thuốc mỡ trước khi đi ngủ. Tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng.
- Giặt ga trải giường: thường xuyên giặt ga trải giường để loại bỏ các chất gây kích ứng cho mắt.
- Tập thói quen ngủ tốt: đi ngủ và thức dậy vào thời gian cố định; đảm bảo phòng ngủ của bạn ở trong điều kiện thoải mái (yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp); tránh ăn no và tránh các chất kích thích trước khi đi ngủ; thực hiện một số bài tập thể dục.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng hoặc mãn tính và các triệu chứng khô mắt tồn tại dai dẳng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Bhaskar, S.; Hemavathy, D.; Prasad, S. Prevalence of Chronic Insomnia in Adult Patients and Its Correlation with Medical Comorbidities. J. Fam. Med. Prim. Care 2016, 5 (4), 780. https://doi.org/10.4103/2249-4863.201153.
- Patel, D.; Steinberg, J.; Patel, P. Insomnia in the Elderly: A Review. J. Clin. Sleep Med. 2018, 14 (06), 1017–1024. https://doi.org/10.5664/jcsm.7172.
- Uchino, M.; Schaumberg, D. A. Dry Eye Disease: Impact on Quality of Life and Vision. Curr. Ophthalmol. Rep. 2013, 1 (2), 51–57. https://doi.org/10.1007/s40135-013-0009-1.
- CDC. Sleep for good health. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/sleep/features/getting-enough-sleep.html (accessed 2022-09-12).
- CDC. Sleep and Sleep Disorders. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/sleep/index.html (accessed 2022-09-12).
- CDC - Key Sleep Disorders - Sleep and Sleep Disorders. https://www.cdc.gov/sleep/about_sleep/key_disorders.html (accessed 2022-09-12).
- Sleep apnea - Symptoms and causes. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleep-apnea/symptoms-causes/syc-20377631 (accessed 2022-09-13).
- Restless legs syndrome - Symptoms and causes - Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/restless-legs-syndrome/symptoms-causes/syc-20377168 (accessed 2022-09-13).
- Zheng, Q.; Li, S.; Wen, F.; Lin, Z.; Feng, K.; Sun, Y.; Bao, J.; Weng, H.; Shen, P.; Lin, H.; Chen, W. The Association Between Sleep Disorders and Incidence of Dry Eye Disease in Ningbo: Data From an Integrated Health Care Network. Front. Med. 2022, 9, 832851. https://doi.org/10.3389/fmed.2022.832851.
- Lim, E. W. L.; Chee, M. L.; Sabanayagam, C.; Majithia, S.; Tao, Y.; Wong, T. Y.; Cheng, C.-Y.; Tong, L. Relationship Between Sleep and Symptoms of Tear Dysfunction in Singapore Malays and Indians. Investig. Opthalmology Vis. Sci. 2019, 60 (6), 1889. https://doi.org/10.1167/iovs.19-26810.
- Almutairi, R.; Algezlan, S.; Bayamin, R.; Alrumaih, S.; Almutairi, R.; Alkahtani, R.; Almazrou, A. A. The Association Between Dry Eye and Sleep Quality Among the Adult Population of Saudi Arabia. Cureus 2022. https://doi.org/10.7759/cureus.22736.
- Ayaki, M.; Toda, I.; Tachi, N.; Tsubota, K.; Negishi, K. Preliminary Report of Improved Sleep Quality in Patients with Dry Eye Disease after Initiation of Topical Therapy. Neuropsychiatr. Dis. Treat. 2016, 329. https://doi.org/10.2147/NDT.S94648.
- Lee, W.; Lim, S.-S.; Won, J.-U.; Roh, J.; Lee, J.-H.; Seok, H.; Yoon, J.-H. The Association between Sleep Duration and Dry Eye Syndrome among Korean Adults. Sleep Med. 2015, 16 (11), 1327–1331. https://doi.org/10.1016/j.sleep.2015.06.021.
- Gupta, P.; Rana, M.; Ratti, M.; Duggal, M.; Agarwal, A.; Khurana, S.; Jugran, D.; Bhargava, N.; Ram, J. Association of Screen Time, Quality of Sleep and Dry Eye in College-Going Women of Northern India. Indian J. Ophthalmol. 2022, 70 (1), 51. https://doi.org/10.4103/ijo.IJO_1691_21.