Trẻ em cũng có thể mắc bệnh khô mắt!
Trẻ em thường ít được chẩn đoán và chữa trị bệnh khô mắt. Cũng như ở người lớn, bệnh khô mắt ở trẻ em có thể khiến mắt khó chịu và thậm chí là ảnh hưởng đến thị lực trong các trường hợp nghiêm trọng.
Sự phổ biến của bệnh khô mắt
Báo cáo dịch tễ học TFOS DEWS II (Tear Film & Ocular Surface Society Dry Eye Workshop II [Hội thảo về bệnh khô mắt của Tear Film & Ocular Surface Society]) chỉ ra rằng sau bốn thế hệ, bệnh khô mắt đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Điều thú vị là những dữ liệu về trẻ em trong bài phân tích tuy ít nhưng đã cho thấy rằng trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 18 có tỉ lệ được chẩn đoán lâm sàng là mắc bệnh khô mắt thấp nhất nhưng lại có các triệu chứng của bệnh khô mắt nhiều đến bất thường.
Nguyên nhân
- Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng và máy chơi game thường xuyên và trong thời gian dài làm giảm tần suất chớp mắt và tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt do mất lớp nước bề mặt. Thật không may, đây lại là xu hướng đang lên.
- Hội chứng rối loạn tuyến nhử mắt (MGD) ngày nay đã phổ biến hơn mọi người nhận thức được. Nó có thể ảnh hưởng đến cấu tạo của màng nước mắt và gây ra bệnh khô mắt. Tuyến nhử mắt là tuyến dầu nhỏ nằm dưới mí mắt. MGD xuất hiện khi lớp dầu tiết ra từ tuyến nhử mắt đóng cục lại và bít đường bài tiết do viêm, tắc và/hoặc tuyến bị teo. Mí mắt của bệnh nhân bị viêm bờ mi thường bị gai, ngứa và vành mắt bị đỏ,
- từ đó dẫn đến các vấn đề về dị ứng mắt, màng nước mắt mất đi sự ổn định, rối loạn chức năng của cả tuyến nhử mắt và tuyến nhầy, khiến bề mặt mắt dễ bị viêm và ảnh hưởng đến độ trong của giác mạc.
- Các bệnh toàn thân: Các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren (SS), viêm khớp thiếu niên tự phát (JIA) và các tình trạng bẩm sinh hiếm gặp ảnh hưởng đến tuyến lệ và chức năng của dây thần kinh giác mạc:
- Thiếu vitamin A
- Một số loại thuốc cũng kích thích hoặc làm trầm trọng thêm bệnh khô mắt, ví dụ như retinoid toàn thân và cục bộ để chữa mụn, các loại thuốc chống dị ứng toàn thân và cục bộ cũng như các loại thuốc nhỏ mắt có chứa chất sát khuẩn benzalkonium chloride.
- Sử dụng kính áp tròng
Các biểu hiện
Tùy vào độ tuổi mà trẻ em có thể không thể hiện được sự khó chịu của mình. Điều quan trọng là phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu sau:
- Thường xuyên chớp mắt
- Dụi mắt liên tục
- Mắt bị đỏ
- Mắt có cảm giác bị cộm hoặc sạn
- Mắt bị ngứa
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Mắt mờ
Chẩn đoán bệnh khô mắt ở trẻ
Một lý do cho việc bệnh khô mắt không được chẩn đoán đúng mức ở trẻ là do trẻ em rất khó để kiểm tra. Phụ huynh nên đưa con em mình đến gặp bác sĩ mắt vì việc điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Điều trị
- Điều trị căn nguyên của bệnh và đổi sang các loại thuộc khác không gây khô mắt
- Thay đổi trong môi trường và phong cách sống. Việc này bao gồm giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi. Sử dụng kính râm có cạnh chắn khóe mắt để giảm các triệu chứng gây ra do gió hoặc môi trường khô hanh. Hạn chế tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá
- Tìm hiểu về việc thay đổi chế độ ăn; tăng lượng a-xít béo Omega-3 (từ thực phẩm chức năng hoặc các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá hồi vân, cá cơm) và hạt lanh
- Điều trị bệnh viêm mắt bằng cách vệ sinh mí mắt, tác động nhiệt. Chữa trị các bệnh do demodex gây ra bằng tinh dầu tràm trà
- Bổ sung nước mắt, bôi trơn cho mắt
- Sử dụng các loại thuốc chữa khô mắt theo đơn như corticosteroid bề mặt, secretagogue bề mặt, cyclosporine bề mặt hoặc thuốc uống kháng sinh macrolide.
- Hầu hết các trường hợp nghiêm trọng đều cần được trị liệu bổ sung
Hy vọng những thông tin trên mà The Eye Observer tổng hợp được sẽ giúp ích cho các bạn đọc biết thêm về bệnh khô mắt ở trẻ em.
Bác sĩ Leo Seo Wei
Bác sĩ hội chẩn cấp cao, Dr Leo Adult & Paediatric Eye Specialist Pte Ltd
#10-04 Mount Elizabeth Medical Centre, 3 Mount Elizabeth, Singapore 228510
Five‐item Dry Eye Questionnaire (DEQ-5).