Kiểm soát tình trạng khô mắt: Chú trọng vào màng nước mắt
Khô mắt, cay mắt, đau mắt, sạn mắt, cộm mắt – đây là một số thuật ngữ thường gặp dùng để mô tả các cảm giác mà người bị khô mắt có thể phải trải qua.
Vậy chính xác thì bệnh khô mắt là gì?
Trong mắt có một số tuyến có chức năng tạo ra 3 lớp nước mắt khác nhau để hình thành nên màng nước mắt bao lấy bề mặt mắt. Mặc dù nghe nhỏ bé nhưng màng nước mắt có vai trò cực kỳ quan trọng thông qua các chức năng sau:
- Tạo sự thoải mái khi chớp mắt
- Tạo bề mặt mịn màng để mắt nhìn rõ hơn
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo
Màng nước mắt sẽ bốc hơi đi khi chúng ta mở và chớp mắt, sau đó một màng nước mắt mới sẽ được trải lại trên bề mặt mắt.
Vậy điều gì khiến cho đôi mắt bị khô?
Có nhiều loại bệnh khô mắt xảy ra do nhiều nguyên nhân và đòi hỏi những phương pháp chữa trị khác nhau. Loại bệnh phổ biến và dễ chữa nhất là những loại phát sinh do yếu tố bên ngoài, trong đó bao gồm môi trường và các hoạt động thị giác mà người bệnh tham gia.
Nhờ vào công nghệ tiên tiến, ngày nay, cái gì bạn cũng có thể làm trên mạng được. Đi liền với tần suất sử dụng thiết bị điện tử nhiều thêm là số lượng người bị bệnh khô mắt cũng tăng nhanh. Mặc dù sử dụng thiết bị điện tử không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khô mắt nhưng việc này yêu cầu mắt bạn phải tập trung nhiều hơn, chẳng hạn như, so với việc đi bộ trong công viên.
Bất kỳ hoạt động nào yêu cầu mắt phải tập trung cao độ đều khiến chúng ta vô thức chớp mắt ít đi và do đó khiến bề mặt mắt khô hơn.
Các yếu tố môi trường như độ ẩm giảm, ví dụ như khi ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ hoặc mô trường khô, bụi bặm, sẽ làm rách màng nước mắt.
Bệnh khô mắt cũng có thể có các nguyên nhân khác như do viêm bờ mi hoặc các tình trạng bệnh toàn thân như hội chứng Sjogren (bệnh tự miễn tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt). Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ điều trị tình trạng bệnh gốc gây ra chứng khô mắt.
Các triệu chứng của bệnh khô mắt là gì?
Mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau của bệnh khô mắt. Một số người có thể bị:
- Mắt bị cay, sạn hoặc có cảm giác nóng
- Mắt bị mờ và lúc thì nhìn rõ, lúc lại nhìn không rõ sau khi chớp mắt
- Chảy nước mắt nhiều hơn bình thường
- Cảm giác trong mắt có vật thể lạ như bụi bẩn
Điều trị bệnh khô mắt như thế nào?
Đầu tiên cần phải xác định xem nguyên nhân của bệnh khô mắt có phải là do các yếu tố bên ngoài không. Nếu vấn đề nằm ở độ ẩm thấp thì hãy cân nhắc đầu tư máy cấp ẩm ở những khu vực sử dụng điều hòa nhiệt độ như nơi làm hoặc phòng ngủ. Khi làm việc trong môi trường bụi bặm, khô nóng, nên sử dụng thiết bị bảo vệ mắt như kính đeo để hạn chế việc màng nước mắt bị rách.
Đối với những công việc cần nhìn nhiều thì hãy cho mắt nghỉ ngơi khi có thể. Đừng tranh thủ xem phim Hàn trong lúc nghỉ sau khi vừa làm xong việc trên máy tính. Thay vào đó, hãy nhắm mắt lại và đừng làm việc gì khiến mắt bạn phải tập trung nhìn lâu. Bạn có thể đi bộ, chợp mắt một chút hoặc nghe một quyển sách đọc.
Khi mắt phải tập trung cao độ, bạn có thể nhỏ thuốc mắt bôi trơn để củng cố màng nước mắt. Thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản cho phép bạn nhỏ nhiều lần và nhỏ được lâu.
Tuy nhiên, nếu các phương pháp trên mà The Eye Observer đã chia sẻ không có hiệu quả, bạn nên đi khám để xem có nguyên nhân nào khác khiến mắt bạn bị khô không để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Vui lòng truy cập https://atlaseye.sg/eye-conditions/dry-eye/ để tìm hiểu thêm về bệnh khô mắt.
Bác sĩ David Chan
Atlas Eye Specialist Centre @ Paragon Medical
290 Orchard Road, Medical, #07-09 Paragon, Singapore 238859
101 Irrawaddy Road #19-12/13 Royal Square Medical Centre Singapore 329565
Vui lòng truy cập https://atlaseye.sg/our-doctor/ để tìm hiểu thêm về bác sĩ David Chan
Five‐item Dry Eye Questionnaire (DEQ-5).